Nghi thức cưới hỏi ở miền Nam

Việt Nam có nền văn hoá đa dạng và đặc trưng theo từng vùng miền địa lí. Vì vậy, so với miền Trung và miền Bắc, con người miền Nam có những lễ nghi phong tục riêng trong cưới hỏi. Vì những khác biệt về tự nhiên nên người miền Nam có phần phóng khoáng và đơn giản hơn trong lễ vật, nhưng vẫn đảm bảo về 3 buổi lễ cơ bản: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ đón dâu.
Lễ dạm ngõ
Thông thường ở miền Nam, người ta sẽ giản lược lễ dạm ngõ và gộp chung vào một phần của lễ ăn hỏi. Lễ vật dành cho buổi lễ này cũng được tiết giảm và trở thành lễ vật của lễ ăn hỏi.


Lễ ăn hỏi miền Nam
Hầu hết các bước đều diễn ra trước khu vực bàn thờ tổ tiên. Khi họ nhà tri đến, vị trưởng tộc đi đàu, chú rể bê khay đựng trầu và đôi đèn cầy (nến), rể phụ bưng chầu rượu, đoàn nam nữ mng lễ vật phía sau cùng là gia đình nhà trai đi theo đôi. Quả vật mang đến nhà gái ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, có cặp đèn thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ nhà gái. Sau khi được nhà gái cho phép nhập môn thì họ nhà trai lần lượt đi vào và chính thức thực hiện các nghi lễ và trình lễ vật cưới. Các bước hỏi cưới gồm có: Mời trà, mời rượu, mời trầu, bàn bạc và thống nhất về ngày cưới và người nhà trai sẽ đại diện tặng nữ trang cho cô dâu.


 Lễ cưới ở miền Nam
Nghi thức quan trọng và thiêng liêng nhất là lên đèn. Phong tục này nhằm tuyên bố chính thức sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời. Hai ngọn nến to do họ nhà trai mang tới sẽ được đặt trang nghiêm trên bàn thờ tổ tiên nhà gái.


Sau khi trưởng tộc ra hiệu, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau đốt 2 ngọn đèn. Trong khi đó trưởng tộc tiếp tục khui bình rượu trắng và rót sẵn. Cặp đôi sau khi đốt đèn phải dành thời gian áp vào tay khấn vái cầu mong điều tốt đẹp, rồi nhờ trưởng tộc dâng đèn lên bàn thờ. Người miền Nam có niềm tin rằng hai ngọn lửa tượng trưng cho cuộc sống vơ chồng về sau, nếu ngọn lửa bên cô dâu cháy nhanh hơn, sẽ có điềm báo là cô dâu sẽ lấn át chồng mình trong việc nhà.


Tiếp theo là lễ đón dâu về nhà chồng. Ở sảnh tư gia, khi hai họ đông đủ, rể phụ sẽ rót rượu cho trưởng tộc họ nhà trai để tuyên bố bắt đầu lễ thành hôn. Cô dâu chú rể lần lượt thực hiện các lễ nghi, cùng làm lễ trước bàn thờ, tiếp theo là lễ bái họ tộc, rót rượu mời họ tộc, ông bà nội ngoại hai bên, lễ bái song thân cô dâu chú rể cùng dâng rượu cho cha mẹ, cuối cùng là lễ anh em, bạn bè quan khách đến tặng quà và chúc mừng cô dâu chú rể. Buổi lễ thành hôn được tuyên bố kết thúc. Cặp đôi chính thức yên bề gia thất.


Thật ra hiện nay, do lễ cưới thường được tổ chức ở nhà hàng khách sạn, nghi lễ tùy theo yêu cầu của cô dâu, chú rể hay tại mỗi nhà hàng có chút khác biệt. Người dẫn chương trình sẽ theo tuần tự mời cô dâu chú rể, cha mẹ hai bên lên sân khấu, sau đó đại diện nhà trai nhà gái có lời phát biểu chúc mừng, gửi gắm mong muốn đôi trẻ mãi mãi hạnh phúc. Sau khi dâng rượu cho cha mẹ, cặp đôi uống rượu giao bôi, tiến hành cắt bánh cưới và đi từng bàn cảm ơn quan khách.



Trên đây là khái quát một lễ kết hôn khá đầy đủ của người dân miền Nam. Khi tổ chức hôn lễ, vì mỗi khu vực cũng có thêm một vài phong tục thêm vào và giản lược đi vài phần, các bạn càn thm khảo những người có kinh nghiệm để ngày vui thêm thuận lợi.

0 Comment "Nghi thức cưới hỏi ở miền Nam"

Đăng nhận xét